SKU: Vai Polyester co det kho rong 100cmDtlgroup.vn
8.900₫
9.900₫
*
Giá sản phẩm chưa bao gồm VAT
Thương hiệu:DTLmas
Tình trạng:Còn hàng
Khổ rộng: 100cm
Dài cuộn: 100m (Hoặc cắt theo đơn hàng)
Tỉ trọng: 60-65g/m
[6.9-100*18*18]
Mô tả
Tab tùy chỉnh
Đánh giá
Lưới Polyesterđược làm từ 100% Polyester nóng chảy kết thành, vì thế có khả năng chịu được độ căng, độ kéo tốt, các sợi không xếp theo chiều sử dụng để gia cố cho lớp chống thấm tại các vị trí cần gia cường như mạch ngừng thi công xung quanh chân tường, các cổ ống xuyên vách
Thông tin sản phẩm:
Khổ rộng: 100cm
Dài cuộn: 100m (Hoặc cắt theo đơn hàng)
Tỉ trọng: 60-65g/m²
Polyester có dệt khổ rộng 100cm
Polyester có dệt dai gấp 7 lần Polyester không dệt
Ứng dụng:
Lưới gia cố Polyester được sử dụng để gia cố cho lớp chống thấm tại các vị trí cần gia cường như:
Mạch ngừng thi công xung quanh chân tường
Các cổ ống xuyên vách
Thi công chống thấm tường ngoài
Thi công mái nhà, tầng hầm
Gia cố và chống thám các vết nứt, chống thấm cổ ống…
Chống thấm ban công, sân thượng
Xử lý các vết nứt nhỏ chạy dọc mặt sàn
Và lưới Polyester dùng để gia cố góc chân tường
Chống thấm hố pit thang máy, bể ngừng
Gia cố các công trình giáp ranh, liền kề
Gia cố vết nứt tường trần, gia cố các giáp nối của các công trình
Chống thấm sàn, mái với diện tích trải cao
Lựa chọn Polyester phù hợp:
Khổ rộng 10cm: Phù hợp cho việc gia cố và chống thấm các vết nứt nhỏ trên tường, trên sàn và chống thấm cổ ống…;
Khổ rộng 15cm: Phù hợp cho chống thấm và gia cố vết nứt kết cấu tại vị trí tường trần, gia cố các giáp nối của công trình;
Khổ rộng 20cm: Phù hợp cho các công trình có phần giáp nối, biên độ giao động cao, hở mạch ngừng, mạch tiếp giáp…;
Khổ rộng 1m: Phù hợp cho các công trình chống thấm sàn, sân thượng… với diện tích trải cao.
Hướng dẫn sử dụng
Để thi công lưới Polyester cho công tác chống thấm để đạt được hiệu quả cao nhất bạn cần tuân thủ thực hiện đúng quy trình với các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công dán lưới polyester
Toàn bộ các vật liệu rời rạc, các vật liệu làm giảm độ bám dính giữa màng chống thấm và lớp nền như dầu mỡ, vữa, bụi bẩn .. phải được loại bỏ.
Các khuyết tật của bề mặt bê tông phải được sửa chữa bằng vữa chuyên dụng.
Bề mặt bê tông phải đảm bảo đặc chắc trước khi thi công chống thấm.
Các lỗ rỗng hoặc khoảng hở có kích thước lớn hơn 5 mm phải được trám vá hoặc lắp đầy.
Các vết nứt kết cấu phải được sửa chữa trước khi thi công chống thấm
Các vị trí góc cạnh, vị trí sát chân tường, chân vách phải được vát góc hoặc được bo tròn bằng vữa hoặc bê tông.
Trám bo góc quanh chân tường sẽ giúp bề mặt thi công trở nên chắc chắn, trám với độ dày vừa phải vì nó sẽ ảnh hưởng đến công việc ốp lát.
Nếu như quá mỏng thì sẽ không đạt cường độ cần thiết
Bước 2: Quét lớp lót lên bề mặt chân tường
Đầu tiên, sử dụng lưới gia cố Polyester theo số lượng đã được tính toán từ trước, sau đó nhúng lưới vào nước tạo ẩm
Đợi cho lớp chống thấm này khô thì mới tiến hành dán lưới Polyester gia cố chống thấm
Bước 3: Quét lớp chống thấm thứ nhất
Có nghĩa là chúng ta sẽ dán lưới ở lớp quét chống thấm này chứ không phải lớp lót.
Nếu các bạn thi công chống thấm bằng gốc xi măng thì ko cần quét lớp lót
Sau khi quét lớp chống thấm xong ta tiến hành dán lưới Polyester
Bước 4: Tiến hành dán lưới Polyester
Tiến hành dán lướiPolyester quanh chân tường, sao cho phần mạch ngừng chân tường nằm ở vị trí chính giữa bề mặt lưới.
Có nghĩa là 1 nửa tấm lưới nằm ở phần chân tường và 1 nửa nằm ở dưới bề mặt sàn.
Sau đó dùng tay miết để lưới Polyester bám chặt vào bề mặt.
Các lỗ nhỏ liti trên bề mặt sẽ được che phủ hoàn toàn vào các tấm lưới dán và không bị phồng hoặc đọng bọt khí bên trong
Nếu như các bạn làm chưa quen thì làm từ từ thôi vì nếu như làm nhanh để bị phồng hoặc đọng bọt khí ở bên trong thì khi chất chống thấm khô thì rất khó để sửa.
Ở những vị trí kết thúc ta sẽ thể thừa ít nhất là 5cm để dán chồng lưới polyester lên nối tiếp. Sẽ giúp đảm bảo liên kết giữa các tấm lưới với nhau
Tại các vị trí góc cạnh để cho tấm lưới Polyester của chúng ta không bị phồng thì chúng ta sẽ cắt 1 cái đường và chúng ta sẽ gập lại sao cho phần lưới dán luôn phẳng với chân tường
Bước 5: Quét phủ chất chống thấm lên bề mặt lưới gia cố
Sử dụng chổi và quét nhẹ nhàng để tránh làm xô lệch tấm lưới chúng ta đã cố định